QUY TRÌNH SẢN XUẤT TRÀ THỦ CÔNG

Sản xuất trà thủ công để tạo ra những sản phẩm chè ngon, chất lượng. Tất cả các công đoạn thu hái, chọn lọc đến đóng gói đều được làm thủ công rất công phu, tỉ mỉ bởi những nghệ nhân yêu nghề, giàu kinh nghiệm. 

Vì sao sản xuất chè thủ công vẫn chiếm yêu thế?

Có rất nhiều những nguyên nhân khiến quy trình sản xuất chè thủ công vẫn là một lợi thế. Ưu điểm lớn nhất của nó là tận dụng được hết khả năng của nghệ nhân sao chè. Tạo ra hương vị riêng biệt thơm ngon mà chỉ có chế biến thủ công mới có được.

Việc chế biến chè thủ công, phù hợp với các quy mô có sản lượng chè sản xuất ra không đồng đều. Tiết kiệm chi phí, sử dụng chính sức người để sản xuất mà chất lượng lại đảm bảo

Các kĩ thuật chế biến chè theo phương pháp truyền thống không bao giờ bị đánh mất đi mà nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác dần dần tạo nên thương hiệu riêng

Các bước cơ bản trong quy trình sản xuất chè thủ công:

Bước 1: Thu hoạch chè

Đầu tiên là hai chè một tôm hai lá

Bước 2: Phơi héo nhẹ

Đây là giai đoạn hái chè về mang ra phơi mỏng để chè khô xương và thoát hết khi nóng ẩm trong quá trình vận chuyển

Bước 3: Giai đoạn ốp chè diệt men: 

Là giai đoạn cho chè vào tôn quay trong một khoảng thời gian nhất định và đảm bảo các yêu cầu sau đây thì cho trẻ ra khỏi tôn quay:

  • Lá tre phải mềm dẻo, phần cuống non bè gập lại không gãy.
  • Bề mặt lá chè hơi dính, dùng tay nắm chặt lại rồi buông ra chè không bị rơi.
  • Màu xanh của chè trở thành màu xanh sẫm.
  • Mùi hăng mất đi,có mùi thơm nhẹ đặc trưng của trẻ.
  • Vò chè

Bước 4: Công đoạn vò chè:

Chè được vò bằng tay loại bỏ đi những vụn chè. Giai đoạn tay giúp trẻ xoắn lại, cong, gọn, cuộn lại với nhau làm cho cánh chè khô khi thành phẩm sẽ đẹp và đều hơn.

Bước 5: Sao chè: 

  • Sau khi nhựa trà đã tiết ra ,tiếp đến người nghệ nhân cho trà vào chảo để xào khô lần một.

 

  • Sao khô là giai đoạn mang tính quyết định xem chè có ngon và cánh có đẹp hay không. Nó quyết định hương vị và cả màu sắc chè khi khô.
  • Quá trình sao chè thủ công trên chảo rất vất vả bởi toàn bộ đều được làm bằng tay. Nghệ nhân phải dùng tay xào trà trên chảo nóng. Công đoạn truyền thống này là dùng tay để cảm nhận nhiệt độ thích hợp toàn bộ vị trà. Lúc này chè được vò lại, thấm ngược trở vào trong và hơi nước bốc hết đi
  • Trà sau khi được sao xong lại cho ra nong để sàng. Lọc ra những lá trà không đạt tiêu chuẩn.

Bước 6. Lấy Hương

  • Tiếp tục cho chè vào chảo, điều chỉnh nhiệt độ hợp lý. Chỉnh lửa chỉ còn những đốm than để sau mới lên mùi hương cốm của trà và một phần giúp trà không bị ám khói. Công đoạn này cũng làm bằng tay để cảm nhận nhiệt vừa đủ.
  • Sao trong khoảng 15 – 20 phút, khi trà có hương cốm đặc trưng thì đạt. Lúc này công đoạn lấy hương đã hoàn tất.

Bước 7: Đóng gói

  • Chè được bảo quản thủ công cho vào túi bóng kính có độ dày hút chân không để nơi khô giáo tránh anh nắng trực tiếp không đủ được để tiếp xúc trực tiếp trẻ với nền đất

Quy trình sản xuất chè thủ công không hề đơn giản để mang đến sản phẩm ngon từ tay người nghệ nhân. Nhôm Gang Ngân Thọ đồng hành cùng các nghệ nhân, mang tới các sản phẩm chảo gang chất lương, phục vụ cho công đoạn xao chè thủ công.